Tỉnh Đồng Nai trong những năm trở lại đây đang được đẩy mạnh phát triển cả về kinh tế và xã hội. Đặc biệt việc đầu tư phát triển lĩnh vực bất động sản đang ngày càng nhận được rất nhiều sự quan tâm do cơ sở hạ tầng dần được thay đổi mới và nâng cấp. Tìm hiểu chi tiết về tỉnh Đồng Nai thông qua các thông tin về hành chính và quy hoạch cụ thể trong bài viết sau đây.
Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Nai 2022 - 2030
Đồng Nai là một trong những tỉnh thành thuộc khu kinh tế phía Đông Nam. Vì thế nên sẽ có rất nhiều tiềm năng nổi bật về kinh tế, xã hội. Hiện tại nguồn vốn đầu tư tại Đồng Nai đang thực sự gia tăng và rất có tiềm năng.
Nắm rõ được thế mạnh đó mà vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch Đồng Nai giai đoạn 2021-2030 và vươn tới tầm nhìn 2050.
Quy hoạch bản đồ của tỉnh Đồng Nai như sau:
Đồng Nai là một tỉnh nằm tại Đông Nam Bộ của Việt Nam với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Các đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, huyện Định Quán, huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch, huyện Tân Phú, huyện Thống Nhất, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu, Huyện Xuân Lộc.
Dân số của tỉnh tính đến năm 2019 sẽ là 3.097.107 người. Thuộc tỉnh có dân số đông nhất của Đông Nam Bộ và đông thứ 2 thuộc Nam Bộ.
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng quy hoạch kinh tế trọng điểm phía Nam. Có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km². Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ. Có vị trí địa lý tiếp giáp với các vùng lân cận như sau:
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.
Theo bản đồ hành chính của tỉnh Đồng Nai, hiện tại các tài nguyên tỉnh đang sở hữu bao gồm:
Tài nguyên đất với đa dạng loại đất khác nhau như: phù sa, đất nâu, đất đỏ, đất đen, đất xám, đất mùn, đất pha cát.
Tài nguyên nước của tỉnh Đồng Nai là các sông suối với tổng diện tích là 16.666ha chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên.
Tài nguyên rừng khá đa dạng, hệ sinh thái phong phú với nguyên sinh và ngập mặn.
Tài nguyên khoáng sản bao gồm: cát, vàng, kẽm, các mỏ đá …
Thông tin quy hoạch tỉnh Đồng Nai
Quy hoạch về dân cư
Là một tỉnh đông dân nhất khu vực Đông Nam Bộ vì thế tỉnh cũng tiến hành quy hoạch dân cư. Di dời dân ở những khu vực được lấy đất làm khu công nghiệp, xây dựng các chiến lược của tỉnh.
Tỉnh Đồng Nai cũng thực hiện quy hoạch khu dân cư với hơn 10 ha, quy mô dân số khoảng 2.700 - 2.800 người. Xây dựng các hạng mục như nhà ở xã hội, công trình thương mại dịch vụ, công viên, khu thể thao…Quy hoạch sử dụng đất như sau: Đất ở (gần 4,6 ha), đất công trình công cộng (hơn 4.570 m2), đất cây xanh (hơn 6.850 m3), đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật (gần 5 ha).
Quy hoạch về giao thông
Hệ thống giao thông của tỉnh cũng được đưa vào quy hoạch với nhiều tuyến đường mới và nâng cấp. Đặc biệt vì là cửa ngõ kinh tế của phía Nam cho nên tỉnh Đồng Nai rất chú trọng trong việc đẩy mạnh phát triển những tuyến đường huyết mạch.
Đường bộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 56, Quốc lộ 20, đường vành đai 3, 4, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt, Đồng Nai – Phan Thiết, đường cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu.
Đường sắt: Đường sắt Bắc – Nam, Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Xuyên Á, kết hợp với đường sắt đô thị phát triển giao thông công cộng.
Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đường thủy: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Thị Vải.
Quy hoạch về đất
Trước tiên quy hoạch tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh về các khu công nghiệp. Vì tỉnh đang được xem là cửa ngõ kinh tế của Đông Nam Bộ. Với các KCN truyền thống và 32 KCN đang trong giai đoạn được phê duyệt, cho phép đầu tư xây dựng.
Các khu công nghiệp nổi tiếng như: Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành, Nhơn Trạch…
Chính vì thế tỉnh sẽ đẩy mạnh quy hoạch về đất đai giúp thuận tiện hơn trong việc phát triển về kinh tế công nghiệp cũng như dịch vụ - thương mại. Các khu vực có tiềm năng thuận tiện cho hoạt động giao thương cũng sẽ được quy hoạch cụ thể chi tiết bằng văn bản của tỉnh. Từ đó quy hoạch về đất đai trở nên rõ ràng hơn.
Các cơ quan hành chính tỉnh Đồng Nai
Cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh đó là:
- UBND tỉnh Đồng Nai
- UBND huyện/thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai
- UBND xã, phường, thị trấn
Ngoài ra các cơ quan theo địa phương gồm các cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại diện các Bộ tại địa phương:
- Tại tỉnh: Các sở, ban, cục
- Tại huyện, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục
- Tại xã, phường, thị trấn: các đội
Trên đây là thông tin bản đồ Đồng Nai về hành chính cũng như các quy hoạch. Hy vọng bạn sẽ cập nhật được những chi tiết cần thiết để nắm rõ hơn về các tiềm năng của tỉnh.