Vi bằng là gì? Có nên mua nhà Vi Bằng không? Đây chính là những câu hỏi mà đa số khách hàng đang có nhu cầu mua nhà hiện nay quan tâm. Bởi vậy hôm nay chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về vấn đề mua nhà vi bằng này để giúp bạn có thêm những hiểu biết mới. Từ đó đưa ra quyết định mua nhà hợp lý, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam!
Vi Bằng là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có chứa hình ảnh, âm thanh, video kèm theo nếu cần thiết. Trong khoản 3, điều 2 của Nghị định 135/2013/NĐ-CP, vi bằng do thừa pháp lại lập, dùng để ghi nhận lại hình vi, sự kiện được dùng làm chứng cứ trong xét xử hoặc trong các quan hệ pháp lý khác.
Vi bằng sẽ chỉ ghi nhận những hành vi, sự kiện mà Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp theo cách khách quan, trung thực. Ở một số trường hợp cần thiết thì Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng của quá trình lập Vi bằng. Các tài liệu sẽ có giá trị chứng cứ nếu như các bên xảy ra phát tranh chấp liên quan đến việc lập Vi bằng đấy.
Quy trình lập vi bằng
Sau khi đã hiểu được vi bằng là gì thì tiếp đó bạn cần biết được quy trình lập chứng từ này. Thông thường quy trình lập vi bằng sẽ gồm có 4 bước cơ bản, cụ thể như sau:
Bước 1: Xin lập công chứng vi bằng
Đầu tiên khi bạn có nhu cầu lập công chứng vi bằng thì sẽ cần tới trực tiếp văn phòng Thừa Phát Lại để xin lập giấy tờ. Tại đây văn phòng công chứng sẽ tiến hành tư vấn cho bạn các thông tin cần thiết. Sau đó người yêu cầu sẽ phải điền thông tin vào giấy yêu cầu lập vi bằng, đặc biệt tất cả giấy tờ sẽ đều phải viết theo một khuôn mẫu nhất định.
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng
Sau khi yêu cầu của bạn đã được thông qua thì văn phòng sẽ đưa ra những thỏa thuận để hai bên sẽ đi tới vấn đề lập và ký kết vi bằng. Khi đó khách hàng sẽ cần cung cấp cho Thừa Phát Lại thông tin, ngày giờ cùng địa điểm… để lập vi bằng. Chứng từ này cũng sẽ được chia làm 2 bản và mỗi bên giữ một bản, đồng thời có tính pháp lý như nhau.
Bước 3: Lập vi bằng
Khi đã đạt được thỏa thuận giữa các bên thì Thừa Phát Lại sẽ tiến hành lập vi bằng cũng như chia thành 3 bản gồm:
- Một bản nộp cho Sở Tư Pháp
- Một bản khách hàng giữ
- Một bản sẽ lưu tại văn phòng Thừa Phát Lại
Hơn nữa, các bản được lập này cũng sẽ có mang tính pháp lý và có giá trị sử dụng như nhau.
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận
Sau khi giấy tờ trên đã được Sở Tư Pháp xét duyệt, văn phòng cùng khách hàng sẽ làm biên bản thanh lý thỏa thuận lập vi bằng. Cuối cùng sẽ cần thanh toán tiền và Thừa Phát Lại tiến hành bàn giao văn bản cho khách hàng.
Rủi ro khi mua nhà vi bằng bạn nên biết
Sau khi đã biết Vi bằng là gì? Có nên mua nhà vi bằng không? Thì bạn cũng nên biết tới một số rủi ro mà hình thức này có thể gây ra như:
- Chủ nhà mới sẽ gặp rủi ro và hạn chế trong việc xây cất, sửa chữa, thế chấp hay chuyển nhượng,… Bởi hợp đồng mua bán không có giá trị pháp lý, cho nên những yêu cầu trên sẽ không được phép.
- Mua nhà vi bằng sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong các thủ tục pháp lý.
- Nếu mua nhà ở đang bị thế chấp ngân hàng bạn có thể gặp phải tranh chấp không đáng có.
- Mua căn nhà được bán cho nhiều người sẽ khiến các người mua phải đi tranh chấp một căn nhà.
Có nên lựa chọn mua nhà vi bằng không?
Nếu bạn để ý thì hiện tượng mua nhà qua vi bằng ngày nay đang phát triển rầm rộ. Thậm chí khi search từ khóa “mua nhà vi bằng” trên Google thì bạn sẽ có khoảng 274.000.000 kết quả trả lời sau 0,40s.
Chính vì các thông tin trên quá lớn nên đủ để giúp các đối tượng lừa đảo lợi dụng việc lập vi bằng của văn phòng Thừa phát để trục lợi cho bản thân, mặc dù căn nhà đó không hề thuộc vào quyền sở hữu của họ. Thậm chí, các đối tượng lừa đảo cũng sẽ không có bất kỳ một giấy tờ nào chứng minh việc mình sở hữu căn nhà nhưng vẫn có ngang nhiên đăng bán.
Việc chuyển nhượng qua vi bằng thường sẽ là mua, bán những căn nhà “ba chung” (nghĩa là chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung giấy phép xây dựng và chung số nhà). Đồng thời, hình thức mua nhà vi bằng này sẽ được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người với giấy tờ chưa đúng quy định cũng như chưa đầy đủ cơ sở pháp lý.
Vậy nên theo quy định của pháp luật, mua bán nhà đất sẽ bắt buộc cần công chứng hợp đồng ở văn phòng công chứng. Cho nên, việc mua nhà bằng cách lập vi bằng không có giá trị pháp lý đồng thời sẽ không phù hợp với quy định của pháp luật.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã nắm được Vi bằng là gì? Có nên mua nhà vi bằng không? Để từ đó đưa ra được quyết định hợp lý, tránh trường hợp mất trắng nhà ở cùng tiền bạc.